MỘT GÓC NHÌN VỀ SẢN XUẤT NUÔI TÔM QUY MÔ LỚN
Việt Nam là một trong những nước sản xuất nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất lớn thứ hai ở Đông Nam Á, với sản lượng hàng năm lên tới 4,5 triệu tấn.
Mặc dù sản xuất tôm ở Việt Nam đã tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây, tuy nhiên, phần lớn ngành (55% sản lượng) vẫn bao gồm các trang trại gia đình nhỏ (quy mô nông hộ) thường sản xuất từ 5 đến 20 tấn tôm mỗi năm. Nhiều hoạt động nuôi tôm thường có tỷ lệ tăng trưởng thấp, hao hụt cao và chỉ số chuyển đổi thức ăn cao (FCR, thức ăn:tăng trọng) do dịch bệnh bùng phát hoặc điều kiện nuôi trồng kém. Có nhiều cơ hội để cải thiện về tăng trưởng của tôm, năng suất, tỷ lệ sống và giảm FCR tại các trang trại nuôi tôm tại Việt Nam.
Tổn thất liên quan đến dịch bệnh thường được xác định là thách thức hàng đầu đối với ngành nuôi tôm ở Việt Nam và trên toàn cầu. Dịch bệnh có tác động nghiêm trọng đến năng suất, lợi nhuận và tính bền vững kinh tế của hoạt động nuôi tôm ở Việt Nam.
Chất lượng nước đóng vai trò trọng tâm đối với năng suất và sức khỏe của tôm. Chất lượng nước kém có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tôm và làm tăng sự phát triển của mầm bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh dẫn đến tôm chết và tăng trưởng kém, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao, lợi nhuận thấp và năng suất chung của trang trại thấp. Các trang trại nhỏ có nguồn lực tài chính và cơ sở tri thức hạn chế và thường phải dựa vào hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà cung cấp đầu vào khác nhau để giải quyết những thách thức này. Những nhà cung cấp này thường quan tâm đến việc thúc đẩy sử dụng những loại sản phẩm do chính họ cung ứng.
Các giải pháp được đưa ra cho các hoạt động nuôi tôm thường liên quan đến việc sử dụng nhiều hóa chất (thuốc khử trùng), kháng sinh và vi sinh để kiểm soát mầm bệnh trong nước, thúc đẩy quá trình phân hủy và đồng hóa chất thải cũng như cải thiện chất lượng nước. Những giải pháp này có thể tốn kém và tác động đáng kể đến chi phí sản xuất. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh và các hóa chất khác là rủi ro vì những sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận của thị trường và tính hợp quy của sản phẩm cuối cùng đối với thị trường xuất khẩu. Các giải pháp này phần lớn cũng được coi là không bền vững về lâu dài vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành nuôi tôm Việt Nam cũng như có thể dẫn đến tác hại nghiêm trọng đến môi trường.
Các hoạt động nuôi tôm tại Việt Nam đòi hỏi phải tiếp cận với các sản phẩm, quy trình và công cụ hiệu quả và bền vững để giúp họ cải thiện năng suất và giảm chi phí sản xuất. Các cách tiếp cận phải hợp lý và cố gắng giải quyết các vấn đề từ gốc. Hiểu biết về các yếu tố có tác động đáng kể đến năng suất và lợi nhuận có thể thực sự giúp các hoạt động nuôi tôm cải thiện tính bền vững về kinh tế. Như vậy, việc theo dõi hoạt động sản xuất nuôi tôm một cách có hệ thống và bền vững đồng thời giám sát các thông số quan trọng (chất lượng nước, sử dụng thức ăn, v.v.), phân tích đúng và tổng hợp những thông tin này sao cho có ý nghĩa, có giá trị sẽ trở nên đặc biệt quan trọng trong quản lý sản xuất nuôi tôm trong tương lai.
Nâng cao hiểu biết của người nuôi tôm về các yếu tố và tác động hóa sinh đơn giản ảnh hưởng đến chất lượng nước sẽ rất quan trọng và tạo tiền đề đạt mục tiêu năng suất và lợi nhuận nhanh chóng. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản và thực hành quản lý có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tác động của bệnh tật tại các trang trại.
Thường bị bỏ qua những tác động từ việc thực hành cho ăn và chất lượng thức ăn có thể có đối với chất lượng nước ao. Quản lý cho ăn đúng cách có thể làm giảm đáng kể việc cho ăn quá mức và lãng phí thức ăn, do đó hạn chế lượng chất thải hữu cơ và tác động tiêu cực tiềm tàng của những chất thải này đối với chất lượng nước và sức khỏe của tôm. Việc sử dụng thức ăn chất lượng cao hơn với khả năng tiêu hóa cao có thể cho phép tôm khỏe mạnh hơn, FCR tốt hơn và đầu ra ít chất thải hơn.
Qua các tương tác với những công ty nuôi tôm, mọi người rất chú trọng đến việc quản lý chất lượng nước, tập trung vào việc sử dụng men vi sinh, các chế phẩm sinh học như một giải pháp cho các vấn đề về chất lượng nước. Mặc dù là một lựa chọn có giá trị, nhưng chế phẩm sinh học không thể giải quyết mọi vấn đề.
Chúng tôi đánh giá rằng các bên liên quan sẽ đạt được nhiều lợi ích từ việc cùng nhau thúc đẩy áp dụng rộng rãi các phương pháp quản lý sản xuất hợp lý và hiệu quả hơn. Việc tiếp cận các phương pháp rộng hơn và hiệu quả hơn có thể rất có giá trị đối với người nuôi giải quyết thách thức cũng như cải thiện năng suất và lợi nhuận của họ. Bên cạnh áp dụng các hệ thống xử lý nước (nitrát hóa NH3, lọc tách CO2) và thiết bị làm sạch ao nuôi liên tục (hạt chất hữu cơ) mang lại việc sử dụng ít nước, ít đất, ít năng lượng để sản xuất mỗi kg tôm thương phẩm.
APEH VIỆT ĐAN là một công ty trẻ đang phát triển mạnh có trụ sở tại TPHCM, Việt Nam cung cấp những nghiên cứu (R&D) tiên tiến về thiết bị cho ao nuôi (CDSS) mang lại khả năng thành công của vụ nuôi, hệ thống xử lý nước tuần hoàn, tiết kiệm chi phí sản xuất (MBBR), phân phối phần mềm quản lý trang trại sáng tạo, công cụ phân tích sản xuất nuôi trồng (AquaOp Farm).
Chúng tôi rất hân hạnh được kết nối với người nuôi tôm khắp nơi.